Quy trình thi công sơn epoxy nhà xưởng chuyên nghiệp

Việc thi công sơn epoxy vô cùng quan trọng, giúp bảo vệ bề mặt bê tông khỏi những tác nhân môi trường bên ngoài, từ đó nâng cao tuổi thọ cho công trình. Nhằm đảm bảo tính hiệu quả sử dụng lâu dài của sàn nhà xưởng, bạn cần thực hiện quy trình thi công chuẩn kỹ thuật.

Sơn Epoxy là gì?

Sơn epoxy là dòng sơn sàn công nghiệp thượng hạng sử dụng hỗn hợp của 2 thành phần gồm có sơn epoxy và chất đóng rắn để tạo được 1 lớp hoàn thành xong bền, kháng dung môi và có khả năng khởi công cho sàn và mặt phẳng sàn.

báo giá sơn epoxySơn epoxy là sản phẩm sơn công nghiệp chuyên sử dụng cho nền sàn nhà xưởng được kết hợp từ 2 thành phần chính gồm:

+ Thành phần A: sơn epoxy

+ Thành phần B: chất đóng rắn

Để gắn kết các phân tử, người ta thường chia làm 2 thành phần khác nhau. Một phần chứa phân tử epoxy cùng bột màu, chất phụ gia, dung môi, phần còn lại chứa các chất đóng rắn đóng vai trò liên kết các phân tử epoxy với nhau.

Xem thêm: Báo giá sơn epoxy công nghiệp

Quy trình thi công sơn sàn epoxy nhà xưởng chuẩn 7 bước

Bước 1: Phủ bạt, vệ sinh mặt bằng

Công đoạn này giúp hạn chế tiếng ồn và bụi mịn, từ đó không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.

Bước 2: Xử lý bề mặt thi công

Bạn sử dụng máy mài nền chuyên dụng để đảm bảo nền luôn bằng phẳng, không gồ ghề, loại bỏ các dị bật trên mặt sàn. Sau đó, dùng máy hút sạch bụi bẩn để tăng độ bám dính sơn.

Bước 3: Vệ sinh, xử lý các vấn đề khác trên mặt bê tông

Bạn cần hút sạch bụi bẩn trên sàn và xử lý các vết lồi lõm. Các vết nứt lớn cần sử dụng bột trét chuyên dụng để lấp đầy.

Bước 4: Phủ sơn lót

Đây là công đoạn không thể thiếu giúp tạo độ kết dính giữa mặt sàn và sơn Epoxy. Bên cạnh đó, sơn lót giúp ngăn nước thẩm thấu và hóa xuất xuống sàn.

Bước 5: Xử lý khuyết điểm trên sàn nhà

Ở bước này, bạn cần xử lý các lỗ nhỏ li ti, các khe nứt và các khuyết điểm khác bằng bột Putty.

Bước 6: Phủ lớp sơn Epoxy

Mỗi loại sơn Epoxy có phương pháp thi công khác nhau, cụ thể như sau:

  • Đối với sơn Epoxy hệ lăn

– Với lớp sơn đầu, bạn dùng rulo lăn đều trên bề mặt, sau đó đợi khô khoảng 2-3 tiếng rồi phủ lớp tiếp theo.

– Sau khi lớp sau hoàn thiện, bạn có thể đi lại sau 1 ngày, các phương tiện có thể di chuyển sau 72 tiếng.

  • Đối với sơn Epoxy hệ tự phẳng

Phương pháp này có độ dày hơn nhiều so với sơn hệ lăn, chúng hoạt động theo cơ chế phản ứng hóa học tự cân bằng của sơn. Các bước thực hiện bao gồm:

– Sau khi làm sạch bề mặt sàn, bạn dán băng keo xốp để ngăn cách khu vực thi công, giúp hạn chế lem sơn ra khu vực khác.

– Mở 2 thùng thành phần của sơn Epoxy, dùng máy khuấy để khuấy thùng A, đổ sơn thùng B vào rồi trộn đều.

– Đổ sơn ra bề mặt bê tông rồi dùng bàn cào để phủ đều, sau đó dùng rulo gai phá phọt. Nên phủ sơn có độ dày 1 – 3mm, tùy theo yêu cầu từng công trình.

Bước 7: Nghiệm thu và bàn giao công trình

Bạn có thể đi lại trên mặt sàn sau 1-2 ngày thi công, các đơn vị thi công lúc này có thể bàn giao công trình cho chủ. Ngoài ra, nếu bạn muốn di chuyển các phương tiện có trọng tải lớn thì đợi khoảng 3-7 ngày.

giá sơn epoxy

Hiện nay, trên thị trường có hàng trăm đơn vị thi công sơn epoxy nhưng Sơn Epoxy Tín Phát là đơn vị được khách hàng đánh giá cao và tin tưởng lựa chọn. Với 10+ năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi tự tin mang đến cho quý khách hàng dịch vụ thi công chất lượng cao với giá thành tốt nhất.

Để có được báo giá chính xác và tư vấn cụ thể về dịch vụ thi công sơn epoxy, quý khách vui lòng liên hệ hotline 0981.473.638 để được hỗ trợ tốt nhất